Bài học về “thành công đến muộn” của những người nổi tiếng - Sống Mới

Bài học về “thành công đến muộn” của những người nổi tiếng - Sống Mới

Tấm biểu đồ bao gồm rất những danh nhân nổi tiếng thế giới như Joseph Conard, J.K Rowling, Vincent Van Gogh, Vera Wang,… Họ có thể xuất thân từ rất nhiều lĩnh vực như phim ảnh, thiết kế thời trang, văn học, kinh doanh, hội họa hay thể thao nhưng tất cả họ đều có một điểm chung: Những người thành công “chậm hơn”.

Bài học về “thành công đến muộn” của những người nổi tiếng - Sống Mới

Trong danh sách 15 người nổi tiếng “chậm hơn” bình thường đó, có những cái tên vô cùng quen thuộc như J.K Rowling, Van Gogh, Vera Wang, Julia Child hay Grandma Moses. Mọi người đều biết tới tài năng của họ nhưng chắc chắn không phải ai cũng biết được con đường đi tới thành công của họ gian nan như thế nào.

J.K Rowling trước khi trở thành nhà văn “tiền tỷ” vẫn là một bà mẹ đơn thân nghèo khổ, một giáo viên bình thường; cho đến năm 23 tuổi J.K Rowling mới bắt đầu sự nghiệp viết lách và sau 12 lần bị từ chối, bà trở thành một trong những nhà văn nữ vô cùng thành công với bộ truyện Harry Porter và loạt phim cùng tên. Vera Wang, nhà thiết kế áo cưới nổi tiếng thế giới trước khi trở thành giám đốc thiết kế của Ralph Lauren vào năm 39 tuổi vẫn đơn thuần chỉ là biên tập viên mang thời trang bình thường.

Nổi bật nhất trong danh sách này có lẽ là Vincent Van Gogh, một danh họa chỉ đến với sáng tác chuyên nghiệp sau năm 27 tuổi. Van Gogh chết trong cảnh nghèo túng vào năm 1890 (37 tuổi) và chỉ mới có chút danh tiếng trong giới nghệ thuật châu Âu. Tuy nhiên sau khi mất, các tác phẩm của Van Gogh rất được các bảo tàng và nhà sưu tầm nghệ thuật yêu thích (đặc biệt là trong thập niên 1980 và 1990)

(ảnh 2)

Bức tranh “Chân dung bác sĩ Gachet” được mua với mức giá 82,5 triệu USD vào năm 1990.

Một trường hợp cũng vô cùng đặc biệt là Fauji Singh, một vận động viên điền kinh 103 người Ấn Độ. Singh đã từng nói: "Tôi sẽ không ngừng chạy cho đến khi tôi chết. Mục tiêu tiếp theo - nếu Chúa muốn – là trở thành vận động viên marathon già nhất từ xưa đến nay" và: "Tôi nghĩ tới việc chạy khi 63 tuổi, vào lúc mà người ta bắt đầu nghỉ hưu...và ngày nay tôi đã thắng một cuộc chạy marathon khi 93 tuổi". Ông vẫn đang là người nắm giữ kỷ lục chạy marathon thế giới tại nhóm tuổi của ông.

Bài học về “thành công đến muộn” của những người nổi tiếng - Sống Mới

Chân dung của vận động viên marathon “già” nhất thế giới”, Fauji Singh.

Không phải tất cả những người thành công trên thế giới đều thừa hưởng ngay sự thành công khi mới ra đời. Rất nhiều trong số họ đều phải trải qua một khoảng thời gian không nhỏ để định hình được ước mơ của cuộc đời mình. Không bao giờ là quá muộn để theo đuổi ước mơ và hãy nỗ lực sống cùng với nó dù thành công có thể không đến ngay lập tức.